Sáng tác Mùa xuân làng lúa làng hoa

Bối cảnh

Hồ Tây

Theo Ngọc Khuê bày tỏ, khoảng năm 1978 hoặc 1979, ông có quen một cô gái và muốn viết một ca khúc để dành tặng người này. Ông thường đèo cô gái này trên chiếc xe đạp vòng quanh những con đường ven hồ Tây nên đã nảy ra ý định "mượn" những làng hoa ven hồ để làm cái cớ viết bài hát.[1] Ngọc Khuê cho biết hồ Tây và làng hoa nằm trong tâm trí ông từ rất lâu nhưng trước khi viết tác phẩm này, ông tỏ ra "e dè" bởi lúc đó có rất nhiều bài hát về Hồ Tây. Hơn nữa, ông không muốn viết riêng về hoa và cũng không chỉ viết về Hồ Tây bởi ông cảm thấy nếu như thế thì "không đủ ý để diễn đạt tình yêu" của bản thân.[2]

Tuy đã lên kế hoạch để viết bài hát nhưng ông vẫn tạm gác lại. Tới một buổi chiều mùa đông năm 1981, khi đạp xe đi thăm người bạn ở gần hồ Tây thì ông phát hiện ra rằng hồ Tây không chỉ có hoa. Phía bên Xuân La, Xuân Đỉnh còn là "làng lúa" Vì người dân thường gọi đó là những cánh đồng lúa xanh, nên ông đã ví đó là những "làng lúa".[3] Sự phát hiện đó cùng với hình ảnh những làng hoa ấp ủ bấy lâu đã giúp ông nảy ra câu hát đầu tiên của ca khúc. Câu hát đầu tiên ấy đã xuất hiện, và nhờ đó, về nhà ông đã viết xong bài hát. Ngọc Khuê đã hoàn thành đoạn chính của bài hát trước khi viết phần đầu và phần kết của bài hát sau khi đã về đến nhà.[1] Sau khi viết xong đoạn này, Ngọc Khuê cảm thấy tâm đắc bởi theo ông, lúahoa là hai phạm trù thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân Hà Nội.[4] Ngọc Khuê viết xong bài hát sau một buổi đêm. Ngay sau buổi sáng hôm sau, ông đem bài hát cho nhạc sĩ Hoàng Tạo nghe. Hoàng Tạo đã thốt lên "Hay lắm! Một biểu tượng thật đẹp về mùa xuân và cuộc sống."[5]

Phần âm nhạc

Bài hát đựơc viết ở giọng Rê thứ.[6] Theo Ngọc Khuê, ông gặp khó khăn ở phần đầu và phần kết, nhất là khi sáng tác đoạn mở đầu.[7] Ông thậm chí đã thử nhiều cách khác nhau để mở đầu bài hát, cuối cùng ông chọn sử dụng âm hưởng của một điệu (ở điệu hò tiết tấu bốn nốt móc kép nhịp 2
4, trong bài này biến thành chùm 4 nốt móc đơn nhịp 6
8 và nhóm tiết tấu này được duy trì hết bài) để thể hiện sự "lấp lánh" của bề mặt hồ Tây, sự "dào dạt êm ả" của sóng nước, sóng lúa.[1]

Đoạn A của bài hát là lời đối đáp tâm tình của cô gái với những dấu luyến, chùm 4 móc đơn, mang hơi hướng chất liệu dân ca Việt Nam. Những dấu nối giãn nhịp thể hiện sự "ngập ngừng e lệ, vẻ bối rối" của cô gái. Để chuyển tiếp từ đoạn A sang đoạn B, Ngọc Khuê dùng liên tiếp 2 dấu nối tạo nên vẻ ngập ngừng để đẩy cảm xúc lên ở đoạn tiếp theo.[8] Nét nhạc cao trào được đẩy lên cao ở đoạn B với một loạt móc đơn liên tiếp xen lẫn móc kép, điểm thêm một số nốt hoa mỹ. Ông viết thêm một dấu nối ở vị trí nốt C4 ứng với chữ mùa trong ca từ, tạo nên sự ngập ngừng trước khi sang từ mùa xuân để chuyển tiếp sang câu sau. Nét nhạc được mô phỏng tiết tấu của câu trước bằng một loạt móc đơn nhưng giai điệu đi xuống một quãng 3. Sang lời 2, tác giả đã diễn đạt lại thành ngữ "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa" với nội dung cô gái đã mượn lời hoa để nói lời của lòng mình.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mùa xuân làng lúa làng hoa //www.worldcat.org/oclc/50483414 http://daidoanket.vn/nhac-si-ngoc-khue-tinh-ca-cua... https://web.archive.org/web/20170506095834/http://... https://web.archive.org/web/20210116081954/http://... https://web.archive.org/web/20230426041256/https:/... https://web.archive.org/web/20230426041258/https:/... https://web.archive.org/web/20230426134331/https:/... https://web.archive.org/web/20230429134856/https:/... https://www.worldcat.org/title/50483414 https://www.anninhthudo.vn/post-193288.antd